Khi nghĩ tới học chữ từ nhỏ, điều gì xuất hiện đầu tiên trong đầu bạn? Đối với hầu hết mọi người, đó là sách. Nhưng đọc sách không phải là cách duy nhất giúp con bạn học kỹ năng đọc.

Thật đáng ngạc nhiên, một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ đọc lại là cách đơn giản nhất: nói chuyện! Trẻ em cần nói và nghe khoảng 21.000 từ mỗi ngày để phát triển từ vựng theo cách thức tạo nền tảng cho thành công tương lai của các bé, và vốn từ vựng phong phú nâng cao cơ hội hoàn thành trung học và đại học ở trẻ.

1. Chơi trò xin chào & tạm biệt

Dạy con bạn các cách khác nhau để nói xin chào và tạm biệt — bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác. (Đây là một số ví dụ: good morning, what’s up, hi, how are you doing, buenos dias, allo, konnichiwa, zao, aloha, good-bye, ciao, see you later, buh-bye, adios, later alligator, hasta lluego, bai bai la). Hãy luyện tập các cách chào khác nhau hàng ngày. Thậm chí hành động vẫy tay cũng giúp trẻ em học được các câu biểu cảm này khi còn rất nhỏ tuổi. Bạn không thấy thoải mái khi nói các ngôn ngữ khác? Thử nối các từ lại với nhau tạo thành một câu dài hơn: Xin chào Monica. Xin chào Monica có đôi mắt to xinh đẹp. Xin chào Monica đang ngồi trên chiếc chăn xanh.

2. Chơi trò người kể chuyện và người nghe

Sử dụng các câu chuyện để giới thiệu những từ mới mà con bạn có thể không gặp trong trò chuyện hàng ngày — như tên các hành tinh, các loài hoa, hoặc động vật. Nếu con bạn đã lớn hơn một chút, bạn có thể đổi vai người kể chuyện. Cần nhớ thêm các câu hỏi trong khi kể chuyện. (ví dụ, Con nghĩ cậu bé nên làm gì?) Việc này mang lại cơ hội để con bạn trở nên sáng tạo và rèn luyện cả kỹ năng nói và đọc hiểu. Hơn nữa, thời gian kết nối giúp bộ não trẻ em tạo ra các liên kết quan trọng giữa cảm xúc và từ ngữ.

3. Thường xuyên nhấn nút tạm dừng.

Có thể bạn đã xem ti vi và phim (Nữ hoàng Băng giá, một lần nữa?) Nếu vậy, hãy tạo thói quen nhấn nút dừng lại để chia sẻ phản ứng với nhau. Câu chuyện có gây ngạc nhiên không? Có hài hước không? Khi một chương trình hoặc bộ phim kết thúc, hãy nói về những gì đã xảy ra trong câu chuyện và cách kết thúc. Ví dụ, bộ phim có thể kết thúc khác đi như thế nào? Để tìm các chương trình ti vi phù hợp với lứa tuổi mầm non, Sprout và PBS Kids là các kênh phù hợp.

4. Cùng làm việc nhà và việc vặt.

Lập mội đội cùng nhau đi chợ hoặc giặt đồ. Khi lập danh sách mua sắm, hỏi con bạn cần thêm gì. Tại cửa hàng, hãy đặt các câu hỏi, như Con nghĩ chúng ta sẽ tìm thấy sữa ở đâu? Ở các dãy kệ hàng, hãy để bé chạm vào vỏ ngoài sần sùi của quả dứa và so sánh với vỏ ngoài nhẵn mịn của quả táo. Đặt những câu hỏi để bé phải dùng từ ngữ mô tả, như Cảm giác khác nhau như thế nào? Khi bạn đang giặt đồ, nêu tên các loại trang phục khác nhau (như tất, quần sooc, váy) và nói về việc phân loại đồ giặt thành nhóm, chẳng hạn như theo màu sắc. Khi bạn phân loại, hãy đặt câu hỏi cho bé như, “Cái áo này xếp vào chồng nào? Vì sao?”

5. Hát!

Hãy nghe nhạc và hát theo. Cho dù là bài hát ABC và giai điệu đồng dao hay T-Swift, nghe — và hát theo — các bài hát giúp con bạn phát triển khả năng nghe các từ và âm thanh khác nhau. Hát, đọc thơ, và tạo vần giúp trẻ học từ mới, luyện tập phân biệt sự khác nhau giữa các âm thanh và thậm chí phát triển kỹ năng tư duy. Đến lúc học đọc, tất cả những kỹ năng này đều sẽ có ích. Thử các trò chơi theo giai điệu và bài hát phù hợp lứa tuổi bạn còn nhớ từ thời thơ ấu — “This little piggy” (“Chú lợn nhỏ”), “Itsy bitsy spider” (“Bài hát về con nhện”), “I’m a little teapot” (“Tôi là ấm trà nhỏ”), “The wheels on the bus” (“Bánh xe buýt bon bon”), và “Pat-a-cake” (“Làm bánh”).

6. Chơi đóng giả

Con bạn sử dụng trí tưởng tượng càng nhiều càng tốt. Các trò chơi như làm theo người lãnh đạo, mặc đồ và đóng giả (với búp bê hoặc các đồ dùng trong nhà) giúp con bạn đặt ra mục tiêu, kiên trì nhiệm vụ và tránh phân tâm. Làm mẫu đóng giá bằng cách nói những câu như, “Hãy cùng giả vờ như chúng ta đang trên một con tàu cướp biển” hoặc “Bây giờ con sẽ là mẹ”. Khi con bạn lớn hơn, tiếp tục đưa thêm vào những tình huống phức tạp và thú vị.

7. Hỏi con bạn những câu hỏi mở.

Các câu hỏi có hoặc không không thể thúc đẩy phát triển ngôn ngữ. Đừng hỏi, “Con có muốn chơi xếp hình không?” Hãy hỏi, “Con muốn chơi gì?” Thay vì kể cho bé về các món trong bữa tối, hãy hỏi, “Con nghĩ gì về bông cải? Bông cải ăn với cái gì thì hợp? Tại sao?” Việc này cũng giúp trẻ học cách tham gia hội thoại.

Share on Pinterest