Con bạn có khóc khi bạn khóc không? Bé có muốn cho mỗi người vô gia cư với một tấm bảng bìa các tông trước ngực một đồng đô la không? Hay con bạn chưa từng chú ý tới những giọt nước mắt hay những người vô gia cư? Con thứ nhất có thể có khả năng cảm thông sâu sắc một cách tự nhiên. Đứa con thứ hai thường không như vậy. Các chuyên gia nói sự cảm thông chính là cội rễ của những gì mang ý nghĩa con người, và đó là cốt lõi của mọi mối quan hệ tốt đẹp — trong cuộc sống cá nhân và công việc. Một số trẻ em có khả năng đồng cảm tự nhiên nhiều hơn những người khác. Nhưng chúng ta không cần lo lắng — khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác — là điều theo các chuyên gia có thể được củng cố, học tập và luyện tập.

Nhưng định nghĩa cơ bản trong từ điển về sự cảm thông thiếu đi chiều sâu có thể dẫn tới thay đổi và tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp, chuyên gia về sự cảm thông và chăm sóc con cái Richard Weissbourd, đồng giám đốc dự án Nhân rộng Sự quan tâm tại Đại học Harvard. Ông nói, vượt trên việc xác định quan điểm, sự cảm thông có thể xóa nhòa ranh giới và kêu gọi hành động.

Một thế hệ trẻ em được dạy dỗ về sự cảm thông có thể thay đổi thế giới không? Hãy tưởng tượng một khung cảnh chính trị do những con người biết cảm thông lãnh đạo. Không còn nạn đói, vô gia cư hay chiến tranh. Hãy tưởng tượng các trường học đầy những người biết cảm thông. Không còn bắt nạt. Đó là chưa kể tới gia đình với nền tảng là sự cảm thông sẽ bớt đi các mâu thuẫn.

Làm thế nào bạn nuôi dưỡng một môi trường cảm thông tại gia đình? Để dạy sự cảm thông bạn phải thể hiện sự cảm thông. Không thể ứng dụng câu nói “làm như tôi nói, đừng làm như tôi làm”. Con bạn đang quan sát bạn — và chúng sẽ bắt chước bạn. Hãy thử áp dụng các đề xuất sau để củng cố tinh thần cảm thông cho con bạn và tránh các thói quen có thể phá hủy suy nghĩcảm thông.

1. Nêu gương quan tâm tới người khác

Thể hiện sự quan tâm tới những người bên ngoài phạm vi quan hệ của bạn, cũng như gia đình, bạn bè và cộng sự. Cho người đưa thư một chai nước vào ngày nóng nực. Cùng hát với người nghệ sỹ đường phố một bài hát bạn biết. Nói chuyện với người lạ trong khi xếp hàng ở cửa hàng tạp hóa.

Không phán xét người khác. Không gọi tên người khác. Không tỏ ra thô lỗ và thiếu tôn trọng. Không ngồi lê đôi mách về hàng xóm, đặc biệt là những người thường đi chơi và tổ chức tiệc thịt nướng cùng bạn.

2. Nêu gương về kỹ năng lắng nghe tốt

Đây là cách làm:

  • Thực sự lắng nghe.
  • Hãy để ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện khuôn mặt của bạn thể hiện rằng bạn đang lắng nghe bằng cách gật đầu và nói thật nhiều lần vâng, vâng.
  • Đáp lại những gì mọi người nói.

Không đưa ra câu trả lời của bạn khi ai đó khác vẫn đang nói. Và không ngắt lời người khác.

3. Hãy khoan dung

Cần nhớ rằng, sự khoan dung không phải là về người khác. Đó là cách bạn hành động và cảm thấy. Hãy để con bạn thấy được bạn là một người cao thượng hơn.

Không giữ sự thù hận, tìm cách trả thù, tỏ ra ác ý hay thiếu tử tế, hoặc “làm mặt lạnh” với những người thân yêu.

4. Thách thức những định kiến và rập khuôn

Khuyến khích con bạn hòa đồng, có nghĩa rằng bạn cũng cần phải hòa đồng. Nhóm bạn bè của bạn như thế nào? Để con bạn nói về chủng tộc, định kiến và sự rập khuôn là điều quan trọng.

Không sợ nói chuyện với con bạn về chủng tộc, bất bình đẳng, và phân biệt đối xử. Nếu bạn chứng kiến sự việc mang tính thành kiến hoặc rập khuôn, đừng bỏ qua mà không nhận xét gì.

5. Giúp con bạn học cách nhận biết, thể hiện và kiểm soát cảm xúc

Weissbourd cho biết, các cảm xúc khác của con bạn có thể ngăn cản khả năng cảm thông. Hãy giúp con bạn nhận biết cảm xúc của người khác khi đọc sách hoặc xem phim hay chương trình truyền hình.

Không chặn lời con bạn bằng những câu nói như, “Dừng lại. Mẹ không muốn nghe điều đó” hoặc “Con gái lớn không được khóc.” Không coi nhẹ hay xem thường cảm xúc của con. Không bỏ qua cảm xúc con bạn gặp khó khăn khi thể hiện hoặc đang cố kìm nén.

6. Khuyến khích tinh thần trách nhiệm

Hãy để con bạn tham gia vào hoạt động gia đình. Tổ chức họp gia đình trong đó bạn lắng nghe những lo lắng của con và đưa ra ý kiến của bạn. Giao cho con việc nhà và dạy con những kỹ năng cuộc sống. Để con bạn cùng bạn tham gia các hoạt động cộng đồng và tình nguyện.

Không ngăn cản mong muốn giúp đỡ người khác của con, kể cả người lạ — trong khi dạy con giữ cân bằng hợp lý giữa lòng tốt và sự an toàn.

7. Để con chìm đắm trong không gian văn học nghệ thuật

Để con bạn được sống trong thế giới sách truyện và âm nhạc đa dạng từ các nền văn hóa khác. Càng nhiều thì niềm vui càng tăng! Tranh ảnh, sách truyện và âm nhạc giúp trẻ gián tiếp trải nghiệm thế giới của người khác. Hơn nữa, từ đó có thể dễ dàng tạo cảm hứng cho những thảo luận sâu hơn.

Không ngăn cản trí tưởng tượng.

Share on Pinterest